Thẻ
10 thói quen cá nhân của một nhà quy hoạch thành công
1. Sự Tín Nhiệm – Sự Quan Tâm (đến người dân) tạo dựng sự Tin Tưởng: người dân không quan tâm đến năng lực và kiến thức bạn có cho tới khi họ biết bạn quan tâm đến cuộc sống và nguyện vọng của họ như thế nào.
1. Credibility – To Care is to Build Trust: it is said that people do not care how much you know until they know how much you care.
2. Lắng Nghe – Lắng Nghe là Học Hỏi: quy hoạch là nghệ thuật chính trị và xử thế. Quy hoạch không trắng hay đen mà thường xam xám. Nhà quy hoạch phải lắng nghe và quan trọng hơn, thấu hiểu để có thể đạt được kết quả công việc.
2. Listening – To Listen is to Learn: planning is the art of the political. Planning is not black or white, but rather shades of gray. The planner must listen and more important, understand to be effective.
3. Nghiên Cứu – Nghiên Cứu là để bổ trợ chứ không thay thế hoàn toàn (những phương pháp khác): Sẽ không bao giờ có đủ thời gian để làm tất cả các nghiên cứu. Nhà quy hoạch phải cân bằng việc sử dụng thông tin sẵn có để triển khai công việc.
3. Research – To Research is to Supplement, not Supplant: there is never enough time to do all the research. Planners must balance the information available to do the job at hand.
4. Tư Duy – Xử Lý Thông Tin thành công chính là tìm ra Giải Pháp: hơn bất cứ nghề chuyên nghiệp nào khác, nhà quy hoạch phải thường xuyên “tô màu ngoài đường viền định sẵn”, tìm kiếm những giải pháp sáng tạo và những cách tiếp cận mới đối với vấn đề. Nghĩ theo trục hoành (tư duy đa lĩnh vực) – tư duy vượt trên sự hiển nhiên và thấu hiểu sự liên hệ giữa những ý tưởng.
4. Thinking – To Process Information Successfully is to find Solutions: more than professionals in other fields, planners must usually color outside the lines, seek innovative solutions, and find new approaches to problems. Think horizontally – think beyond the obvious and understand the interrelatedness of ideas.
5. Nhập Cuộc và Gánh Vách Trách Nhiệm – Để đạt được được mục đích, nhà quy hoạch phải thực sự nhập cuộc và gánh vách trách nhiệm – Không phải mọi vấn đề đều đáng phải tranh đấu, nhận định rủi ro và vận dụng một cách chiến lược vị trí của bạn để giải quyết những vấn đề quan trọng đối với cộng đồng
5. Commitment – To Be Efficient, Planners Must Be Committed – Not every issue is worth fighting about, recognize the risks and strategically utilize your positions to bring issues forth that are important to the community
6. Liên Tục Học Hỏi – Phát Triển Sự Nghiệp đồng ngĩa với Không Ngừng Học Hỏi: đọc tạp chí và các xuất bản chuyên ngành. Tham gia hội thảo và các hoạt động giáo dục chính thống khác. Trải nghiệm các cộng đồng (học thuật, chuyên môn).
6. Continuing Education – To Grow Is Constantly to Seek Education: Reading journals, publications. Conferences and other formal educational opportunities; experiencing other communities.
7. Ra Quyết Định – Xây Dựng Cộng Đồng Đòi Hỏi phải Đưa Ra Những Lựa Chọn: các cộng đồng thường tránh những quyết định khó khăn, thực hiện chúng cần ý chí chính trị; các quyết định phải dựa trên một tầm nhìn có thể thành hiện thực về tương lai cộng đồng và xã hội.
7. Decision-Making – To Build Communities Requires Making Choices: communities often avoid tough decisions, making them takes political will; decisions must be based on a vision of what the community and society eventually can become; great communities are created through many small, deliberate individual decisions.
8. Thực Hiện – Thực Hiện một đề án (hiện thực hóa) là Thể Hiện Sự Quan Tâm của bạn (tới cộng đồng) – Người dân quan tâm đến việc một bản quy hoạch sẽ làm thay đổi (tích cực) cộng đồng và cuộc sống của họ như thế nào hơn là bản thân bản quy hoạch đó.
8. Implementation – To Implement a Proposal Is to Show You Care – People care more about how a plan will improve their community and their lives than they do about the plan itself.
9. Giao Quyền – Chuyển Giao Trách Nhiệm là Xây Dựng Cộng đồng: một mối quan đối tác vững chắc (giữa nhà quy hoạch và cộng đồng) phải được phát triển ngay từ lúc dự án phôi thai và tiếp tục cho tới khi dự án hoàn thành; giao quyền nghĩa là nhà quy hoạch phải chấp nhận từ bỏ vai trò và quyền lực mà bạn có được trong một dự án.
9. Empowerment – To Transfer Responsibility Is to Build Community: a solid partnership must be developed that begins at project conception and continues through project completion; empowerment means that Planners Must Let Go
10. Trách Nhiệm – Xây Dựng Cộng Đồng cần Trách Nhiệm Cộng Đồng: nhà quy hoạch có thể mang đến tài nguyên và hỗ trợ để giải quyết vấn đề, nhưng không có trách nhiệm của cộng đồng, không có thành công bất chập mức độ tham gia của chính quyền.
10. Responsibility – To Build Community Requires Community Responsibility: the planner may be able to bring certain resources to the problem, but without community responsibility, no amount of government involvement will bring success.
Richard C. Bernhardt, “The Ten Habits of Highly Effective Planners,” in Bruce W. McClendon and Anthony James Catanese, Planners on Planning (San Francisco: Jossey-Bass, Inc. 1996), pp. 37-52.
Ý kiến độc giả