Tháng Mười Một 17

10 Bản đồ về bão Hải Yến

Vào buổi sáng ngày 8/11, siêu bão cấp độ 5 Hải Yến (tên địa phương là Yolanda) đã ập đến Philippines. Hải Yến có lẽ là cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận với tốc độ gió trung bình 235 km/h với gió giật lên tới 275 km/h. Lượng mưa đổ xuống tới mức 30 mm/giờ và sóng biển đánh vào bờ ở Leyte và Samar lên cao tới 6 m. Một số vùng bị tàn phá nặng nề với lượng nhà cửa bị đánh sập lên tới 90%, hệ thống giao thông tê liệt, điện và nước bị cắt và phần lớn nguồn lương thực – thực phẩm bị phá hủy trong khi đó hệ thống y tế đang trong tình trạng không thể hoạt động bình thường cũng nhanh chóng bị quá tải bởi lượng thương vong do bão gây ra.

Thực phẩm, nước, thuốc men, nhà ở, dọn dẹp đống đổ nát, phòng dịch bệnh và giao thông liên lạc là những ưu tiên số một. Quan sát tại chỗ cho thấy những đe dọa cận kề nhất cho sự sống sau bão là (theo thứ tự mức độ nghiêm trọng)

  • Thiếu nước uống
  • Thiếu chỗ ở
  • Người bị thương không được điều trị kịp thời
  • Tình trạng bệnh dịch lây lan nếu không được ngăn chặn
  • Việc cứa chữa các bệnh hiểm nghèo và tình trạng thiếu dinh dưỡng bị gián đoạn
  • Thiếu thực phẩm
  • Thiếu các đồ dùng vệ sinh cá nhân
  • Thiếu đồ dùng gia đình như dầu hỏa và các dụng cụ nhà bếp dùng cho việc nấu thức ăn.

Các hệ thống kỹ thuật cần được thiết lập ngay lập tức để thực hiện công tác cứu trợ:

  • Vận tải hàng không và đường biển
  • Hệ thống thông tin liên lạc dùng cho công tác cấp cứu
  • Hệ thống điện và năng lượng tạm thời
  • Di dời rác thải và các đống đổ nát sau bao

Các hoạt động cứu trợ cụ thể cần làm ngay trước mắt:

  • Nước sạch, thiết bị vệ sinh cho 500.000 người
  • Dịch vụ y tế cơ bản cho 9,8 triệu người
  • Đảm bảo dinh dưỡng cho 100.000 trẻ em và 60.000 bà mẹ
  • Cung cấp thực phẩm cho 2,5 triệu người
  • Chỗ ở và các đồ dùng gia đình cơ bản cho 562.000 người
  • Công việc ngắn hạn tạm thời cho ít nhất 200.000 phụ nữ và nam giới để dọn dẹp đống đổ nát và tái lập hoạt động thu gom và xử lý rác thải
  • Nhà kho tạm tại các sân bay Cebu và Tacloban và hệ thống thông tin liên lạc cho các hoạt động nhân đạo tại Cebu, Tacloban, Roxas và hai điểm nữa.

Bản đồ số 1: Sự hình thành của bão

Bản đồ do Cơ quan Hải dương và Khí hậu Hoa kỳ lập cho thấy lượng nhiệt để hình thành bão Hải Yến vào cuối tháng 10, đầu tháng 11.  Màu tím thể hiện lượng dư nhiệt. Siêu bão tích năng lượng  bằng cách hấp thụ nhiệt từ đại dương. Đường chấm màu đen là đường đi dự kiến của bão. Nguồn: NOAA Environmental Visualization Laboratory

Bản đồ do Cơ quan Hải dương và Khí hậu Hoa kỳ lập cho thấy lượng nhiệt để hình thành bão Hải Yến vào cuối tháng 10, đầu tháng 11. Màu tím thể hiện lượng dư nhiệt. Siêu bão tích năng lượng bằng cách hấp thụ nhiệt từ đại dương. Đường chấm màu đen là đường đi dự kiến của bão. Nguồn: NOAA Environmental Visualization Laboratory

Bản đồ số 2: Đường đi của bão

Đường đi thực tế của bão Hải Yến. Bão ập vào Việt Nam ở vùng Quảng Ninh trước khi di chuyển sang Trung Quốc. Nguồn: Keith Edkins

Đường đi thực tế của bão Hải Yến. Bão ập vào Việt Nam ở vùng Quảng Ninh trước khi di chuyển sang Trung Quốc. Nguồn: Keith Edkins

Bản đồ số 3: Bão đến đảo Leyte

Radar_loop_of_Typhoon_Haiyan_(Yolanda)_making_landfall_on_Leyte_Island

Bản đồ radar cho thấy bão đổ bộ vào đảo Leyte. Thành phố Tacloban không may nằm ngay vành mắt bão phía Bắc, điểm mạnh nhất của bão. Nguồn: PAGASA

Bàn đổ số 4: Cắt điện khi bão ập tới

Ảnh chụp vệ tinh cho thấy việc mất điện trên toàn vùng Visayas của Philippines khi bão Hải Yến ập tới. Nguồn: University of Wisconsin Cooperative Institute for Meteorological Satellite Studies

Ảnh chụp vệ tinh cho thấy việc mất điện trên toàn vùng Visayas của Philippines khi bão Hải Yến ập tới. Nguồn: University of Wisconsin Cooperative Institute for Meteorological Satellite Studies

Bản đồ số 6: “Họa vô đơn chí” tại vùng Bohol

Chưa đầy một tháng trước khi Hải Yến ập đến, vùng Bohol phía nam thành phố Cebu phải chịu một trận động đất 8,5 độ. Do đó rất nhiều người còn đang ở nhà tạm khi đón bão. Nguồn: ESRI

Chưa đầy một tháng trước khi Hải Yến ập đến, vùng Bohol phía nam thành phố Cebu phải chịu một trận động đất 8,5 độ. Do đó rất nhiều người còn đang ở nhà tạm khi đón bão. Nguồn: ESRI

Bản đồ số 7: Bão Hải Yến – Một tổng quan về vấn đề nhân đạo

Siêu bão Hải Yến quét qua Philippines vào tạo ra một "vết cắt" chết chóc ở miền Trung quốc gia này.

Siêu bão Hải Yến quét qua Philippines vào tạo ra một “vết cắt” chết chóc ở miền Trung quốc gia này. 11,8 triệu người bị ảnh hưởng. Gần 1 triệu người phải di dời. Cơ quan cứu trợ của Liên Hợp Quốc dự tính cần khoảng 300 triệu dollar Mỹ cho nỗ lực cứu giúp người dân vùng bị nạn, 14,4% số tiền này đã được cung ứng. Nguồn: ReliefWeb

Bàn đồ 8: Mật độ dân số vùng bị ảnh hưởng

Bản đồ thể hiện mật độ dân số tại khu vực bị ảnh hưởng. Những vùng màu nâu đen có quy mô dân số tới 1 triệu người như khu vực thành phố Tacloban và Cebu - đây là những nơi mà công cuộc cứu trợ và tái thiết cần tập trung. Nguồn: Văn phòng Liên hiệp Quốc về các vấn đề nhân đạo.

Bản đồ thể hiện mật độ dân số tại khu vực bị ảnh hưởng. Những vùng màu nâu đen có quy mô dân số tới 1 triệu người như khu vực thành phố Tacloban và Cebu – đây là những nơi mà công cuộc cứu trợ và tái thiết cần tập trung. Nguồn: Văn phòng Liên hiệp Quốc về các vấn đề nhân đạo.

Bản đồ 9: Bất bình đẳng trong vấn đề cứu trợ

Bản đồ bên trái cho thấy những khu vực bị ảnh hưởng của bão từ năm 2001 đến năm 2010. Vùng có màu càng đỏ tức là càng chịu nhiều thiệt hại. Trong khi đó, bản đồ bên tay phải cho thấy sự phân phối những khu vực nhận được nhiều ngân sách nhất cho công cuộc tái thiết sau bão. Bên cạnh thiên tai, một trong những vấn đề của Philippines là chính phủ yêu kém, tham nhũng và những cuộc đấu đá chính trị nội bộ khiến các quyết định hỗ trợ thiên tai bị méo mó. Nguồn:  James Atkinson, Allen Hicken and Nico Ravanilla

Bản đồ bên trái cho thấy những khu vực bị ảnh hưởng của bão từ năm 2001 đến năm 2010. Vùng có màu càng đỏ tức là càng chịu nhiều thiệt hại. Trong khi đó, bản đồ bên tay phải cho thấy sự phân phối những khu vực nhận được nhiều ngân sách nhất cho công cuộc tái thiết sau bão. Bên cạnh thiên tai, một trong những vấn đề của Philippines là chính phủ yêu kém, tham nhũng và những cuộc đấu đá chính trị nội bộ khiến các quyết định hỗ trợ thiên tai bị méo mó. Nguồn: James Atkinson, Allen Hicken and Nico Ravanilla

Bản đồ số 10: Trước và sau bão

Bản đồ thể hiện mức độ tàn phá của bão Hải Yến tại Tacloban. Màu đỏ thể hiện các công trình bị phá hủy hoàn toàn, màu vàng bị hỏng hóc nặng nề và màu xám là các công trình bị ít tác động hơn hoặc không có thông tin. Nguồn: New York Times

Bản đồ thể hiện mức độ tàn phá của bão Hải Yến tại Tacloban. Màu đỏ thể hiện các công trình bị phá hủy hoàn toàn, màu vàng bị hỏng hóc nặng nề và màu xám là các công trình bị ít tác động hơn hoặc không có thông tin. Nguồn: New York Times