
Thẻ
Về việc phát triển xung quanh ga Hà Nội

Những tòa nhà cao tầng của khu Marunouchi xung quanh nhà ga lịch sử Tokyo

Singapore sẽ phát triển khu vực xung quanh nhà ga đường sắt cao tốc Singapore – Kuala Lumpur ở khu vực hồ Jurong thành trung tâm thương mại tập trung (CBD) lớn thứ hai của đảo quốc sư tư. Tòa nhà Jurong Town Hall (bìa phải) nơi đã chứng kiến nỗ lực biến khu Jurong thành trung tâm công nghiệp hàng đầu ở châu Á sẽ được bảo tồn.
Tôi nghĩ tranh luận hay phản đối của dự luận với những dự án này có nội dung khác nhau: mối lo về dự án ga Hà Nội là sự gia tăng mật độ đột ngột trong nội đô, về dự án công viên Thống Nhất là việc chiếm dụng không gian xanh công cộng vốn đã khan hiếm của thành phố cho mục đích thương mại. Tuy nhiên có một điểm chung dễ nhận thấy trong phản ứng của dư luận đối với hai dự án trên cũng như nhiều dự án khác là lòng tin. Tôi nghĩ rằng lòng tin chính là trở ngại lớn nhất đối với nhiều dự án công hiện nay. Việc thiếu lòng tin của công chúng đối với những dự án sử dụng nhiều ngân sách hay những ý tưởng “lạ tai” có cơ sở từ tình trạng tham nhũng và sự liên kết giữa công chức tha hóa và các nhóm lợi ích cho mục đích tư lợi thay vì công ích. Việc thiếu lòng tin này đồng thời cản trở những dự án tốt nhưng táo bạo và sáng tạo. Để giải quyết tình trạng này thì chỉ có cách nhà nước thay đổi quy trình thực hiện các dự án trong đó mục tiêu và kế hoạch/quy hoạch được chủ động thực hiện bởi nhà nước vì lợi ích chung rồi sau đó mới tìm nhà đầu tư phù hợp thông qua đấu thầu công khai. Các dự án cũng cần có sự tham vấn cộng đồng và đặc biệt là có đại diện cộng đồng trong ban quản lý hoặc đơn vị chịu trách nhiệm đấu thầu như đã thực hiện trong một dự án quy mô lớn mà mình tham gia ở Myanmar từ 3 năm trước.
Trở lại câu hỏi của bạn về cách ứng xử đối với những công trình và tiện ích hiện hữu của thành phố, mình nghĩ chúng ta cần phải làm rõ một khái niệm là “quy hoạch” hay “thiết kế” không đồng nghĩa với xây dựng mới hay thay đổi chức năng. Chúng ta đang hiểu sai là quy hoạch thường được áp dụng với những khu vực mới hoặc để thay đổi khu vực cũ. Điều này hoàn toàn không chính xác. Quy hoạch có thể để nâng cao hiệu quả của các chức năng hiện hữu và thiết kế có thể để bảo tồn hiện trạng. Quy hoạch là hoạt động thường xuyên của mọi đô thị ở mọi nơi trên thế giới dù rằng dân số tăng, không tăng hay thậm chí giảm. Mỗi khi đô thị đối mặt với một vấn đề gì đấy hoặc có khả năng đối mặt với một vấn đề gì đấy trong tương lai như giảm dân số dẫn đến nhiều nhà ở và công sở để trống như Detroi, hoặc dân số già dẫn đến cần nhiều thêm nhà dưỡng lão và dịch vụ chăm sóc y tế như ở Nhật hay biến đổi khí hậu, hay quá trình phát triển kinh tế bị chậm lại,v.v…. thì đều cần có chiến lược và giải pháp quy hoạch để thay đổi tinh hinh một cách tích cực hay giảm thiểu mặt tiêu cực của thách thức. Do đó việc quy hoạch các khu vực kể cả những khu vực có tính văn hóa, lịch sử là cần thiết. Quan trọng là thành phố có tầm nhìn phát triển chung không mà được sự đồng thuận tương đối của người dân và tầm nhìn đó có được thể hiện qua từng hành động quy hoạch cụ thể một cách nhất quán. Nếu mục tiêu của thành phố là gia tăng dân số sống xung quanh nhà ga để sử dụng phương tiện công cộng thi cần có quy hoạch cho tất cả các khu xung quanh nhà ga chức không chỉ ga Hà Nội đồng thời hạn chế gia tăng mật độ ở những khu nằm ngoài bán kính phục vụ của nhà ga đường sắt đô thị. Nếu mục tiêu chung cua thành phố là gia tăng khoảng xanh thì công viên cần được mở rộng, cần xây mới thêm nhiều công viên và thậm chí quy định tỷ lệ phủ xanh trong từng dự án đô thị. Sợ nhất là không có tầm nhìn hay chiến lược gì và chính quyền chỉ động não để tìm lý cớ cho các dự án một cách đột xuất khi có đồng tiền của nhà đầu tư.
Ý kiến độc giả