Qui hoạch Côn Đảo

Đây là ý kiến của một người có tham gia vào quy hoạch Côn Đảo trao đổi với một nhà hoạt động xã hội có tên tuổi tại Vn về vấn đề trên. Nhà hoạt động xã hội này sau đó có chia sẻ thông tin về vấn đề quy hoạch Côn Đảo với Dũng. Dũng xin trích lại một phần (không ‘nhạy cảm’) và phản hồi ở dưới:

 1- Theo tinh toan cua bon chau, cung duoc su dong y cua tinh, vien chien luoc kinh te trong quy hoach chien luoc kinh te xa hoi la Con dao chi nen co khoang 20.000 dan, 300.000 ngay khach/nam vi suc tai moi truong cua Con Dao rat thap, thieu nuoc ngot, it bai bien, can bao ton moi truong bien, moi truong rung. Theo ly thuyet quy hoach hien nay, trong nhung dieu kien tuong tu thi dan cu cang tap trung vao mot khu vuc thi cang sinh thai, vi co the danh dat cho moi truong tu nhien, dong thoi lai co mot do thi dich vu sam uat. Theo kinh nghiem quoc te thi 20.000 dan chi nen dung 100 ha do thi la toi uu (de so sanh, khu 36 pho phuong Ha noi hien la khu do thi sam uat va hap dan nhat Viet nam co dien tich 100 ha va 60.000 dan, do thi Con dao tat nhien khong the va khong nen co mat do cao nhu vay, nhung it nhat cung phai dat 1/3 mat do, neu khong se rat loang.) Vay ma xu huong hien nay la trai rong do thi len gan het dien tich dat bang khoang 1000 ha cua Con Dao. Nhu vay thi se anh huong den canh quan moi truong va khong con dat de du tru cho nhung phat trien sau nay.

 2- Voi luong dan va khach nhu vay, Con dao co the su dung san bay nhu hien nay ma khong can lam duong bang to hon, dai hon. Boi vi viec keo dai duong bang can phai lan bien, muon lan bien lai phai xe nui, vua anh huong den moi truong nuoc la moi truong san ho, rat nhay cam voi bui dat. Koh Samui la mot vi du tot ve kich thuoc nho cua san bay ma van dap ung nhu cau du lich. Con Dao khong the va khong nen co nhieu khach hon Koh Samui. 

 ——————-

Về những trao đổi trong thư, Dũng xin có mấy ý kiến sau:

 1.Dũng đồng ý với ý tưởng nên tập trung dân lại thay vì phân tán nhằm bảo vệ môi trường bởi vì sẽ giữ được nhiều đất ở trạng thái tự nhiên cũng như phát triển mật độ cao hiệu quả hơn về sử dụng năng lượng và giao thông. Tuy nhiên, như bản thân Dũng đã từng gặp phải khi hành nghề tại Việt Nam, nhà chức tránh thường hiểu khác về vấn đề này. Họ thường hiểu là nếu phát triển đô thị gắn với môi trường thiên nhiên thì mật độ thường phải thấp (kiểu như biệt thự vườn chẳng hạn). Thực ra chính hình thức phát triển này phá hoại môi trường nhiều hơn vì sử dụng nhiều đất đai hơn và tốn kém về hạ tầng và năng lượng nhiều hơn (ví dụ như vì phát triển mật độ thấp nên dàn trải, do đó việc di chuyển từ điểm này tới điểm kia sẽ phải sử dụng nhiều phương tiện giao thông cơ giới cá nhân và không hiệu quả để phát triển giao thông công cộng). Trong khi chưa có thống nhất và qui định về phát triển (đô thị) sinh thái, các chủ đầu tư thường mượn khái niệm này để branding dự án của họ (khu đô thị sinh thái…). Khái niệm này ở Vn vẫn mang hàm ý khai thác cảnh quan thiên nhiên hơn là bảo vệ chúng.

 2.Nếu chỉ xét dân cư địa phương, mật độ 20000 dân trên 100 ha đã là mật độ cao (200 người/ha hay 20000/km2), cao hơn mật độ nội thành Hà Nội (17.000 người/ha), nếu bố trí và xây dựng hợp lý thì có thể vẫn tạo được không gian thoáng đãng và có ý nghĩa về bảo vệ môi trường. Vấn đề là ở chỗ để đón tiếp 300.000 lượt khách/năm (thường đến theo mùa) thì hạ tầng phải như thế nào, và mật độ thực sự của đô thị vào mùa du lịch tối đa là bao nhiêu thì cần phải cân nhắc cẩn thận vì có thể 100ha sẽ trở nên quá chật chội. Thêm nữa, người du lịch tìm đến hòn đảo này sẽ muốn đến một thế giới yên tĩnh hơn là một đô thị dầy đặc. 100ha có thể là hơi nhỏ để tạo ra các không gian sống đa dạng (khu đô thị sầm uất, khu nhà ở yên tĩnh, khu phục vụ khách du lịch,…). Nên về khía cạnh phát triển kinh tế và kinh doanh của dự án, phải cân nhắc về việc thu hút du lịch và bảo vệ thiên nhiên. Có lẽ trước khi bàn khu đô thị rộng bao nhiêu ha, cần phân vùng phát triển trên đảo: vùng không phát triển để bảo tồn thiên nhiên, vùng hạn chế phát triển, vùng phát triển có giới hạn và vùng cho phép phát triển đô thị. Ngoài ra mật độ cao quá cũng làm tăng chi phí hạ tầng và có thể không hiệu quả về kinh tế đối với đảo này.

 3. Những vấn đề khác thì Dũng không biết do chưa tìm hiểu về Côn Đảo. Tất nhiên trong khuôn khổ một bức thư thì người bạn cũng khó có thể trình bày cặn kẽ cơ sở nghiên cứu của mình. Quan điểm của Dũng là không chỉ bước qui hoạch sử dụng đất và ngay cả mục tiêu phát triển (bao nhiêu dân, thu hút bao nhiêu khách du lịch) cần phải dựa trên nghiên cứu khoa vốn rất yếu ở Việt Nam do thiếu người có chuyên môn cũng như thiếu thống kê số liệu làm cơ sở nghiên cứu.