
Thẻ
Báo cáo Charrette thiết kế sân chơi An Mỹ
(Đây là một phần của báo cáo thực hiện Charrette sân chơi An Mỹ mà tôi thực hiện cho Trung tâm Hành động vì đô thị)
“Các bản kế hoạch đều vô giá trị nhưng quá trình lập kế hoạch thì vô giá” – Peter Drucker, triết gia/nhà lý thuyết về quản lý
Có lẽ không có lĩnh vực nào mà câu nói nổi tiếng của Peter Drucker lại đúng như trong lĩnh vực thiết kế và quy hoạch đô thị nói chung và không gian đô thị nói riêng. Mọi bản vẽ dù có xuất sắc đến mấy cũng sẽ đến lúc trở thành lỗi thời. Chính quá trình thiết lập chúng quyết định “tuổi thọ” của những thiết kế này trong lòng người dân. Với sự tương tác của tất cả những mâu thuẫn và đồng thuận, nhu cầu và mong muốn, khát khao cá nhân và ước vọng của tập thể, cái tôi của nhà chuyên môn và tính sở hữu của cộng đồng, quá trình thiết kế mở theo phương pháp Charrette với sự tham gia của cộng đồng cho phép tất cả những ai quan tâm về không gian đó trở thành đồng tác giả của bản thiết kế.
Charrette là gì? Charrette là từ tiếng Pháp có nghĩa nguyên gốc là xe đẩy dùng để chở những tấm bản vẽ của sinh viên kiến trúc trường Beaux Arts tới nộp cho thầy. Vì sinh viên kiến trúc thường bị “lụt” nên vừa đi vừa vẽ những nét cuối. Charrette sau còn được hiểu là “lụt”.
Charrette ngày nay là một mô hình thiết kế được thực hiện trong một thời gian rất ngắn và liên tục (3-7 ngày) trong đó các nhà chuyên môn từ nhiều lĩnh vực khác nhau, cùng làm việc chung để đưa ra một đề án quy hoạch trong một không gian mở, ngay tại địa điểm sẽ triển khai quy hoạch đó, và cho phép người dân vào xem và tương tác với thành viên chuyên môn của dự án. Thông qua Charrette, quy hoạch đươc đưa ra với sự đồng thuận của mọi người và sự tập trung trí tuệ của chuyên gia các ngành khác nhau cùng một lúc (thay vì thường thực hiện dạng tuyến tính).
4. Cùng cộng đồng thiết kế sân chơi.
Công việc thiết kế sân chơi cùng cộng đồng diễn ra trong 3 ngày 16 – 17 – 18/6, chúng tôi đã thực hiện cụ thể như sau:
* Ngày Thứ Nhất (16/6):
Trình tự làm việc của ngày 16/6 – bước 4: 1. 9h00: Nhóm thiết kế và cán bộ dự án trao đổi công việc. 2. 11h30: Bà con nhân dân đến khu thiết chế. 3. 11h30 – 11h45: Ăn nhẹ, cán bộ và nhóm thiết kế định hình chia nhóm người dân. 4. 11h45 – 12h00: Chia người dân thành 4 nhóm: Người cao tuổi, Trung niên, Thanh niên, Phụ nữ và trẻ em. 5. 1200 – 12h45: làm việc theo nhóm, mỗi nhóm được phát 3 tờ giấy A0 và 1 màu mực khác nhau, trả lời 3 câu hỏi: Những hoạt động gì đang diễn ra tại nhà văn hóa? Những hoạt động mà bà con mong muốn có tại nhà văn hóa? Những hoạt động mà bà con không mong muốn có tại nhà văn hóa? 6. Bầu chọn: mỗi thành viên tham gia được phát 5 stickers/câu hỏi để bầu chọn ra: hoạt động nào diễn ra thường xuyên nhất, hoạt động nào mong muốn có nhất và hoạt động nào không mong muốn có nhất. 7. Thi thiết kế sân chơi giữa các nhóm. 8. 20h00: Báo cáo kết quả thảo luận nhóm đã thực hiện vào buổi sáng và giới thiệu chương trình làm việc của nhóm thiết kế theo mô hình Charrette. |
Chi tiết kế quả họp nhóm (focused group) không được đăng chi tiết ở đây nhưng được tổng kết trong phần báo cáo Charrette ở dưới.
3. Hiện trạng
5. Những điều đã làm được và những điều cần cải thiện
* Những điều đã làm được:
– Nhận được sự đồng thuận của lãnh đạo thành phố, phường và khối dân cư
– Huy động được sự tham của nhân dân
– Đem đến cho bà con một phương pháp làm việc mới
– Dân chủ quá trình thiết kế và xây dựng
– Công tác hậu cần đảm bảo
* Những điều cần cải thiện:
– Mời dân tham gia họp nhóm nên đầy đủ các thành phần, chú trọng mời thêm trẻ em và phụ nữ
6. Bài học kinh nghiệm
– Tìm hiểu thông tin, hiện trạng trước khi tiến hành xây dựng
– Tranh thủ sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo
– Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra
Ngày 17/6
Trình tự làm việc của ngày 17/6 – bước 4: 1. 9h00 – 10h00: Nhóm thiết kế có mặt tại nhà văn hóa (NVH) khối An Mỹ để chuẩn bị cho ngày thiết kế đầu tiên; 2. 10h00 – 18h00: Nhóm thiết kế phát triển 2 phương án với sự tham gia của người dân vào quá trình thiết kế. 3. 18h00 – 18h30: Trình bày các phương án thiết kế với bà con nhân dân trong khối. 4. 18h30 – 19h00: Nghe ý kiến đóng góp của người dân, người dân bầu chọn phương án thiết kế yêu thích. |
1. Phương pháp thực hiện
1.1. Xây dựng chương trình thiết kế:
Cơ sở để xây dựng Chương trình là danh sách các hoạt động mong muốn trong tương lai mà người dân đã thông tin và lựa chọn mức độ ưu tiên trong buổi thảo luận ngày thứ Bảy. Trong các nội dung này, có những nội dung thuộc về vai trò của quy hoạch và thiết kế như bể bơi, khu vui chơi cho trẻ em, v.v… Bên cạnh đó, cũng có những nội dung thuộc về vai trò của vận hành như mở lớp học tiếng Anh, hạn chế việc hút thuốc trong NVH,v.v… Chương trình thiết kế (các hạng mục thiết kế) theo mức độ ưu tiên người dân đã lựa chọn:
– Khu vui chơi của trẻ en
– Sân bóng đá + bóng chuyền + cầu lông
– Cây xanh + Vườn hoa
– Khu giành cho người cao tuổi
– Khu vệ sinh
– Chiếu sáng
– Xà đơn + xà kép
Nhận xét: Trong buổi thảo luận nhóm (focus group) vào ngày 16/6. Có bốn loại thông tin đã được thu thập: các hoạt động đang diễn ra, các hoạt động mong muốn, các hoạt động không mong muốn và các hoạt động/công trình mong muốn thể hiện qua tranh vẽ của các nhóm. Tuy nhiên, chỉ có danh sách những hoạt động mong muốn thực sự được xem xét, các thông tin khác dường như đã bị bỏ qua. Nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ: phương án thiết kế tác động thế nào đến các hoạt động đang diễn ra tại NVH? Phương án thiết kế có hạn chế được những hoạt động không mong muốn hay không?
1.2.Xây dựng các phương án:
Bốn kiến trúc sư bao gồm 2 KTS địa phương và 2 KTS ngoại tỉnh được chia làm 2 nhóm thiết kế để phát triển 2 phương án khác nhau. Đối với Charrette, việc xây dựng các phương án khác nhau và sau đó lựa chọn ra một phương án tối ưu thông qua thuyết trình và thảo luận với người dân là rất cần thiết. Đối với người dân, việc thấy các phương án khác nhau giúp họ dễ dàng so sánh và nhận ra ưu điểm và khiếm khuyết của thiết kế. Việc thuyết trình/thảo luận với người dân nên chia nhỏ theo từng công đoạn của thiết kế như: 1/ xây dựng sơ đồ tổ chức không gian; 2/ phát triển phương án thiết kế; và 3/ phương án triển khai dự án.Tuy nhiên do thời gian để thực hiện Charrette thiết kế sân chơi lần này ngắn và tính chất của dự án tương đối đơn giản nên bước 1 và bước 2 được gộp chung lại còn bước 3 được thực hiện thông qua trao đổi với người dân, cán bộ cộng đồng và lãnh đạo địa phương.
Nhận xét: Việc gom bước 1 – xây dựng sơ đồ tổ chức không gian và bước 2 – phát triển phương án thiết kế vào cùng một lần thuyết trình có thể làm người dân gặp khó khăn trong việc đánh giá phương án theo từng tiêu chí cụ thể và lựa chọn mang nhiều cảm tính hơn. Ưu điểm của việc gom 2 bước trong trường hợp này là giúp người dân dễ hình dung trực quan phương án thiết kế nhờ sử dụng mô hình.

Hình 11: Cảnh, một cộng tác viên tại địa phương của Trung tâm Hành động vì Đô thị tham gia cùng với các KTS trong việc xây dựng mô hình sân chơi NVH An Mỹ trong tương lai.
Nhận xét: Việc gom bước 1 – xây dựng sơ đồ tổ chức không gian và bước 2 – phát triển phương án thiết kế vào cùng một lần thuyết trình có thể làm người dân gặp khó khăn trong việc đánh giá phương án theo từng tiêu chí cụ thể và lựa chọn mang nhiều cảm tính hơn. Ưu điểm của việc gom 2 bước trong trường hợp này là giúp người dân dễ hình dung trực quan phương án thiết kế nhờ sử dụng mô hình.
1.1. Thiết kế tương tác (Interactive design):
Đối với một Charrette, quá trình thiết kế không chỉ đơn thuần mang tính chuyên môn nhằm tạo ra một sản phẩm thiết kế có chất lượng cao mà quan trọng không kém là đảm bảo sự tham gia đầy đủ và có chiều sâu của các thành viên trong nhóm chuyên môn và người dân sinh sống trong khu vực. Để thực hiện điều này, Charrette phải sử dụng các công tụ trực quan, có tính tương tác cao và thân thuộc với người tham gia.
Đối với Charrette thiết kế sân chơi tại NVH khối Cẩm Mỹ, có 3 công cụ chính được sử dụng để trao đổi thông tin giữa những người tham gia:
– Cắt bìa cứng thành hình kỷ hà thể hiện không gian chiếm chỗ của các công trình/hoạt động ngoài trời theo chương trình đã định ra ở trên. Các tấm bìa này sau đó được sử dụng để xây dựng sơ đồ công năng trên mặt bằng hiện trạng của NVH đươc vẽ với tỷ lệ 1:100.
– Sau khi một sơ đồ tổ chức các hoạt động đạt được sự đồng thuật của những người tham gia thiết kế, một mô hình bằng bìa cứng và xốp được dựng lên trên cùng mặt bằng (tỷ lệ 1:100). Thay vì sử dụng bản vẽ, mô hình này sẽ là phương tiện thuyết trình phương án chính của Charrette.
– Theo đề xuất của một thành viên trong nhóm thiết kế, các tờ giấy khổ lớn (A1) là phương tiện thuyết trình hỗ trợ cho mô hình kiến trúc. Hai nội dung cơ bản trình bày trên các tờ bìa này là phân tích phát triển ý tưởng (hiện trạng, sơ đồ tổ chức,v.v…) và khái toán sơ bộ cho từng phương án.
Nhận xét: Việc lựa chọn xây dựng sơ đồ tổ chức không gian và mô hình cùng tỷ lệ 1:100 là một quyết định thiết kế quan trọng. Tỷ lệ này vừa dễ cho nhà thiết kế liên hệ tới kích thước thực tế khi đo đạc trên bản vẽ, vừa cho phép kích thước của mô hình (với mặt bằng tương đương khổ A1) đủ lớn để nhiều người có thể cùng tham gia xây dựng và đóng góp ý kiến.

Hình 14: Sử dụng mô hình và bảng giấy lớn để trình bày phương án thiết kế với người dân vào tối ngày 17/6.
2. Thuyết trình phương án
Cuối ngày 17/6, như lịch đã thông báo rộng rãi, nhóm thiết kế tổ chức thuyết trình 2 phương án với người dân tại NVH An Mỹ. Mô hình được sử dụng như là phương tiện thuyết trình chính với sự hỗ trợ của các tấm bảng giấy lớn khổ A1. Người dân lắng nghe thuyết trình rất chăm chú và sau đó sôi nổi thảo luận về từng phương án cũng như khả năng hiện thực hóa dự án.
Toàn bộ phương án thiết kế 1 sẽ được trình bày chi tiết ở phần , mô hình và sơ đồ tổ chức không gian của phương án này được giới thiệu trong Hình 8.
Những ý kiến chính của người dân như sau đối với phương án 1:
– Nhà nghỉ nằm dọc theo ranh giới giữa sân bê-tông và khu vực 1 và khu vực 2 làm khuất tầm nhìn từ cổng vào à Sử dụng dàn hoa/cây leo để vừa phục vụ cùng chức năng (che nắng) đồng thời hạn chế việc che khuất mặt tiền của NVH, tạo cảnh quan đẹp và thân thiện với môi trường.
– Bố trí chiếu sáng và ghế đá trong khuôn viên NVH;
– Không bố trí sân bóng đá trong khuôn viên NVH;
Nhận xét: Sau mỗi buổi thuyết trình, chúng tôi, từ trên “sân khấu” thường mời người dân “ngồi dưới” phát biểu ý kiến và đưa ra các câu hỏi.Người dân hầu như không phản ứng gì và trong một tư thế khá thụ động. Tuy nhiên khi chúng tôi mời mọi người cùng đứng xung quanh một bàn lớn có trưng bày các mô hình và bảng giấy lớn thì họ lại thảo luận rất sôi nổi.Điều mày càng khẳng định cách sắp đặt và tổ chức môi trường quan trọng có tầm quan trọng như thế nào trong việc tạo ra tương tác giữa nhà thiết kế và người dân.Một không khí ít long trọng hơn, thân mật và thoải mái sẽ giúp người dân dễ dàng cất tiếng nói hơn.
Ngày 18/6
Trình tự làm việc của ngày 17/6 – bưoc 5: 1. 9h30: Họp ngắn thống nhất kế hoạch làm việc. 2. 10h00 – 11h30: Nhóm thiết kế hoàn thiện 2 phương án sau khi người dân góp ý. NVH mở cửa cho người dân tham gia. 3. 11h30 – 12h30: Nhóm thiết kế thuyết trình phương án cho người dân và đại diện chính quyền. Phía nhà tài trợ và đại diện chính quyền phát biểu về phương cách và quyết tâm thực hiện dự án. 3. 2h: Họp ngắn tổng kết 3 ngày Charrette sau bữa ăn trưa. |
1. Phương án thiết kế 1
(Phương án thiết kế 1 được phát triển chủ yếu trong ngày 17/6 và hoàn thiện vào sáng ngày 18/6)
Phân tích hiện trạng không gian mở tại NVH khối An Mỹ, chúng tôi chia không gian này thành 7 khu vực (Hình 4). Hiện nay, ngoài khu sân bê-tông (khu vực 4) và sân khấu (5) vốn đã có chức năng cụ thể và được sử dụng, các khu vực còn lại hầu như không được sử dụng cho các sinh hoạt và vui chơi ngoài trời.

Hình 16: Chú Hùng, KTS kỳ cựu tại Hội An và Cảnh, cộng tác viên của dự án, đang cùng hoàn thiện mô hình cho phương án 1.
Nhận xét: Một trong những mục đích của việc tổ chức một Charrette thiết kế là sự hợp tác đa lĩnh vực và giữa các nhóm lợi ích liên quan. Trong dự án thiết kế sân chơi NVH An Mỹ, thành phần nhóm thực hiện vẫn chỉ là các KTS, vai trò của các chuyên viên cộng đồng còn mờ nhạt và nhà quản lý không tồn tại. Hiện tượng này sẽ làm phương án thiết kế đề xuất xa thực tế hơn và kém hoàn thiện hơn. Sẽ cần có thêm một bước nữa để hoàn thiện phương án trong quá trình làm việc sâu sát với chính quyền và đại diện người cộng đồng sau này.
Chương trình thiết kế được phát triển thành các hạng mục công trình cụ thể như sau:
- Tổng số tiền dự trù: 149 triệu VND
- Mô hình và sơ đồ tổ chức không gian thực hiện trong ngày 16/6: Hình 17
- Mô hình hoàn thiện với ảnh minh họa các hạng mục xây dựng: Hình 18
2. Thuyết trình phương án
Đúng 11h30, buổi thuyết trình lần 2 được thực hiện với sự tham của đại diện chính quyền. Rút kinh nghiệm từ lần thuyết trình trước, lần thuyết trình này được chuẩn bị kỹ hơn với sự tách biệt thành từng bước của 3 nội dung chính: sơ đồ tổ chức không gian (sơ đồ công năng), giải pháp thiết kế (mô hình), và chi phí triển khai.
Cuối buổi làm việc là dịp để nhà tài trợ và đại diện chính quyền địa phương tìm sự đồng thuận trong việc triển khai dự án.
Nhận xét: Buổi thuyết trình thứ hai có sự tham gia của rất ít người dân mà chủ yếu là đại diện chính quyền. Thời điểm thực hiện thuyết trình (giữa trưa) có thể là nguyên nhân chính vì đó là giờ nghỉ trưa sau buổi làm đồng sáng.Ở một khía cạnh khác, buổi thuyết trình đầu tiên diễn ra tại NVH vào thời điểm mà rất nhiều người (chủ yếu trẻ em và thanh-thiếu niên)tới NVH để sinh hoạt và vui chơi.Điều này khẳng định tầm quan trọng của yếu tố thời điểm và địa điểm trong việc thu hút sự tham gia của cộng đồng vào một Charrette thiết kế.
Cảm tưởng của người tham gia
Nguyễn Đỗ Dũng, quy hoạch sư, trưởng nhóm thực hiện Charrette:
Mặc dù mô hình Charrette đã trở thành bắt buộc trong quá trình làm quy hoạch và thiết kế đô thị tại một số nước, đây là cơ hội hiếm hỏi đặc biệt để chúng ta thử nghiệm mô hình này ở Việt Nam. Sẽ cần thêm thời gian để phương pháp này chứng minh những ưu điểm của nó trong việc tạo ra những không gian công cộng hấp dẫn nhưng thân thiện và thuộc về cộng đồng. Tuy nhiên có thể nói rằng trải nghiệm làm Charrette với anh em KTS và với cộng đồng thật vui và đầy cảm xúc. Chúng ta hy vọng sẽ tạo ra một sân chơi mà người dân An Mỹ sẽ sử dụng với niềm tự hào bởi họ là đồng tác giả. Và chúng ta có thể tự hào vì đã trao cho người dân cơ hội tham gia kiến tạo không gian của chính mình. Nỗ lực kết tiếp: gạt bỏ hơn nữa cái tôi của nhà thiết kế, trở nên “lười biếng” và để người dân thể hiện khả năng sáng tạo của mình.
3 điều đã làm được:
– Hỏi người dân và thiết kế dựa trên mong muốn của người dân;
– Tiếp thu ý kiến của người dân để hoàn thiện thiết kế;
– Tạo ra một quá trình thiết kế mà mọi người đều có thể tham gia.
3 điều chưa làm được:
– Đồng thuận trong nhóm thiết kế và với người dân và đại diện chính quyền về một phương án duy nhất để đơn giản quá trình triển khai sau charrette.
– Xây dựng một nhóm thiết kế đa ngành và có sự tham gia trực tiếp của nhà quản lý;
– Thông tin trên diện rộng và liên tục về hoạt động của charrette để người dân tham gia nhiều hơn.
Pingback: Dự án sân chơi An Mỹ (Hội An): Thiết kế cùng cộng đồng « đô thị
good job, vì một cộng đồng văn minh
anh Đỗ Dũng ơi còn dự án nào tương tự như cái An Mỹ này không ah
Bạn có thể đọc thêm bài này: https://dothivietnam.org/2012/03/18/pp_bando/
và bài này: https://dothivietnam.org/2012/01/08/qh-c%E1%BB%99ng-d%E1%BB%93ng/
Đọc xong bài thấy cách làm việc của anh Dũng, em được mở mang rất nhiều và nhận thấy nghề Quy Hoạch thú vị hơn người ta nghĩ .